CHỌN TUỔI XÔNG NHÀ - XÔNG ĐẤT ĐẦU NĂM 2016
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015
Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015
Giờ Âm Lịch Việt Nam
Trong cuộc sống có nhiều người không biết hay hỏi nhau là:
Giờ Tý là mấy giờ?
Giờ Ngọ là mấy giờ?
..............................?
Bình thường thì được trả lời là:
Giờ Tý là 23h đến 1h sáng
Giờ Ngọ là lúc 11h đến 13h chiều
...................
Chính những câu hỏi đó mình đã hỏi lúc còn nhỏ, bởi sự tò mò rằng: Tại sao đã có đồng hồ để đo thời gian rồi mà người ta vẫn cứ giờ Tý, Sửu... để làm các việc gì đó.
Đúng rồi bạn ạ! bây giờ người ta vẫn sử dụng 2 loại đơn vị đo thời gian của một ngày đó là:
- Giờ pháp lịch Việt Nam: Sử dụng theo quy chuẩn quốc tế lấy múi giờ là GMT+7, hay còn gọi là giờ Hà Nội. Một ngày có 24h, mỗi giờ là 60h
- Giờ âm lịch: một ngày được chia thành 12 giờ, mỗi giờ lấy tên một con giáp, bắt đầu từ giờ Tý rồi đến Sửu, Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Ban đêm được được gọi là Canh. Ví dụ Canh 1, Canh Hai... đến Canh 5
Đi vào vấn đề chính nhé! đó là quy đổi giữa giờ Pháp Lịch và giờ Âm Lịch, hãy giải quyết câu hỏi này trước:
Giờ Ngọ bắt đầu từ mấy giời và kết thúc mấy giờ?
Để nhìn lại bản chất của hai đơn vi đo thời gian ở trên ta có nhận xét như sau:
- Giờ Pháp Lịch lấy mốc thời theo Kinh độ của quả đất là kính tuyến 7, vì vậy có sự liên quan đến vị trí địa lý.
- Giờ âm lịch: ngày trước các bậc tiền nhân xác định bằn giờ chính ngọ là lúc Mặt trời đứng bóng rồi suy ra các giời khác. Như vậy giờ âm lịch có liên quan tới tính thiên văn.
Ví dụ 2: ngày 01/01/2015 tại TP. HCM () Mặt Trời mọc 6h11, lặn: 17h41, Chính Ngọ lúc 11h56
Như vậy ta suy được bảng giờ âm lịch:
- - Tại Đảo Phú Quốc: Giờ Tý: 23h07-1h07, Sửu: 1h07-3h07....
- - Còn tại TPHCM: Giờ Tý: 22h56-0h56, Sửu: 0h56-2h56...
Kết quả cho ta thấy bảng giờ ở hai vị trí khác nhau.
Có vẻ phức tạp phải không bạn?
Vậy phương pháp xác định giờ âm lịch thế nào cho đúng?
CÁCH XÁC ĐỊNH BẢNG GIỜ ÂM LỊCH
CÁCH 1: SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH VẠN NIÊN EXCELĐây là chương trình mình soạn ra, được chạy trên cở sở thuật toán thiên văn, bạn tải về và vào mục cài đặt để sét vị trí Kinh Độ, Vỹ Độ theo hướng dẫn ở trong đó.
Địa chỉ tải: http://trantuliem.blogspot.com/2013/01/lich-van-nien-ttl-excel.html
Tải dự phòng: http://nhaban.today/wp-content/uploads/2014/12/LICH-VAN-NIEN-EXCEL-V1.0.xls
Chương trình chỉ chạy được trên máy tính và phải có Microffice EXCE.
CÁCH 2: SỬ DỤNG CÁCH TÍNH GIỜ CHÍNH NGỌ HỒ NGỌC ĐỨC
Sử dụng lịch của Hồ Ngọc Đức để xác định giờ Chính Ngọ sau đó bạn phải tự tính ra các giờ khác. Xem theo đường link này:
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/vncal.html
CÁCH 3: HƯỚNG DẪN BẠN TỰ TÍNH
Cách tính này bắt buộc bạn phải có dữ liệu đầu vào là giờ mặt trời lặn và mặt trời mọc, bạn có thể tìm các dữ liệu này ở nhiều nơi ví dụ:
Trên blog lịch treo tường.
Trên Yahoo thời tiết: https://weather.yahoo.com/
Hoặc bạn gõ tren google với từ khóa: "sunrise and sunset"
Ta tiến hành tìm giờ chính ngọ ngày 01/01/2015 tại TP. HCM () từ 2 dữ liệu: Mặt Trời mọc 6h11, lặn: 17h41.
- Mặt trời mọc phú thứ: a = 6x60+11 = 371
- Mặt trời lặn phút thứ: b = 17x60+41 = 1061
- Mặt trời chính ngọ ở phút thứ: c = (a+b):2 = (371+1061):2 = 716
- Đổi kết quả này thành giờ phút: chia c cho 60, phần nguyên là giờ, phân dư là phú:
Lấy 716 chia cho 60: được phần nguyên: 11, được phần dư là 56
Kết quả: Chính ngọ ngày 01/01/2015 tại TPHCM là 11 giờ 56 phút trùng với kết quả trong ví dụ 2 ở trên.
Lưu ý: phương pháp này là tương đối trong thuật toán thiên văn họ không tính thế này.
Tổng quát lại:
Khi chúng ta không quan tâm tới yếu tố thời gian âm lịch thì vấn đề này chẳng có ý nghĩa gì. Còn khi bạn đã đọc đến đây và quan tâm thì nó là một vấn đề cốt lõi trong văn hóa và những việc tâm linh. Những ví dụ sau có thể bạn hình dung được một số góc cạnh:
Chọn giờ để khâm liệm, nếu bạn chọn nhầm giờ vào tứ hành xung, trùng tang...? Các vấn đề cưới hỏi, động thổ... củng như vậy.
Xem lá số tử vi: 70% khó khăn của tử vi đó chính là xác định giờ sinh, khi xác định được giờ sinh mọi việc thường dễ dàng hơn.
....
Trong sách Bát Trạch Minh Cảnh của Thái Kim Oanh có phần trình bày đầu tiên là phần hướng dẫn chọn giờ âm lịch, tuy nhiên theo mình là sai nhé bạn!
Tôi nghỉ rằng bạn đọc quan tâm về lĩnh vực này sẽ khó khăn để hiểu bài viết. TTL Blog gợi ý cho các bạn hãy tải chương trình của tôi về và tham khảo các kết quả của các ngày bình thường, các ngày đặc biệt... để có nhận định chung hơn, sau đó cùng tìm hiểu nhé!
Các bạn có thể xem các bài viết liên quan do mình viết:
Đọc thêm »
Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015
LỊCH VẠN SỰ 2016
TẢI LỊCH VẠN SỰ 2016
TTL Blog chia sẽ các bộ lịch giúp bạn tra khảo ngày tháng của năm 2016.
- Lịch vạn niên excel 2016 và các năm khác: DOWNLOAD
Xem thêm:
- Lịch theo tháng 2016 file PDF: DOWNLOAD
- Lịch vạn sự 2016 SCAN: chưa có
Tử vi 2016
Lịch vạn niên excel
Từ khóa: Lịch vạn sự 2016, lịch vạn sự 2016 scan, lịch vạn sự 2016 pdf, sách lịch vạn sự 2016
Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014
BẢN ĐỒ SAO TRỜI VÀ LỊCH THIÊN VĂN
Bài viết này TTL Blog xin phép bàn về BẢN ĐỒ SAO và LỊCH THIÊN VĂN. Đây là một chủ đề mà TTL Blog đang tìm hiểu, nên xin phép được giới thiệu một ứng dụng nhỏ tự xây dựng mô phỏng vị trí Mặt Trời, vị trí các chòm sao (cung Hoàng Đạo và cung Bắc đẩu).
Trước tiên xin mời bạn xem hình chụp ứng dụng vào thời điểm: 22h00" ngày 18/11/2014 tại TP. HCM
Từ mô phỏng ngày cho biết:
- Ở phương Bắc có các chòm sao Tiên Hậu đang nằm phía trên sao Bắc Đẩu, chòm Tiên Vương bên trái, Hươu cao cổ nằm bên phải
- Trên đầu mình thì có các chòm sao như Kình Ngư, Song ngư, Bạch dương, Tam Giác.
Còn từ phần mềm mô phỏng Stellarium thỉ cho kế quả như sau:
Phần mềm Stellarium là một phầm mềm mô phỏng bầu trời nổi tiếng và được những bạn trẻ yêu thiên văn ở Việt Nam dùng. Bạn có thể tải về xài miễn phí ở đây.
Chương trình của tôi và chương trình Stellarium gần tương đồng.
Ứng dụng này được là một phần trong lịch vạn niên excel, Bạn yêu thích có thể tải về dùng theo đường link:
Lưu ý: vì chương trình chạy bằng các Macro nên bạn phải tắt chế độ bảo vệ trong excel đi, bạn có thể làm bước này chỉ một lần theo hướng dẫn như trong file PDF có đính kèm.
Bài này sẽ viết tiếp (khi có thời gian và hoàn chỉnh hơn) với các nội dung:
- Bản đồ sao và cách vẽ bản đồ sao
- Giới thiệu về thuật toán mà TTL Blog đã áp dụng để mô phỏng
Các bài viết bạn có thể quan tâm cùng chủ đề:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)