Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Patio lãng mạn mùa hè


  Khi có một mảnh sân nhỏ, bạn có thể decor thành một không gian lãng mạn, xanh mát để chuẩn bị cho những giây phút trò chuyện, ăn tối hay chỉ ngồi đón gió trời khi mùa hè sắp đến.
 
Patio lãng mạn mùa hè - Archi
 
Trong một buổi chiều mùa hè oi ả, sẽ thật tuyệt vời nếu gia đình bạn cùng nhau chuẩn bị bữa tối và sum họp ở không gian ngoài trời rợp bóng cây xanh mát và trong lành. Với khoảng patio nhỏ nhắn, bạn nên chọn những bộ bàn ghế chất liệu gỗ thanh thoát vừa đủ cho cả gia đình vừa mang lại cho không gian vẻ đẹp đầy chất thiên nhiên.
 
Patio lãng mạn mùa hè - Archi 

Những chậu hoa nhỏ sẽ đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời khi ngồi đón chờ hoàng hôn buông xuống giữa không gian rất đỗi yên bình và thoang thoảng mùi hương của hoa lá.
 
Patio lãng mạn mùa hè - Archi 

Đặt bộ bàn ghế ăn tối bên cạnh khóm trúc là bạn đã có không gian cho bữa tối đầm ấm bên gia đình với tiếng xào xạc, rung rinh của lá mỗi khi có gió nhẹ. Chiếc rèm với màu sắc nhẹ nhàng tạo cảm giác mát mẻ và dễ chịu cho không gian ngoài trời.
 
Patio lãng mạn mùa hè - Archi 

Không chỉ đơn giản là bộ bàn ăn cho bữa tối, chiếc bàn được trải khăn màu vàng nhạt tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian, và đây không chỉ là nơi ăn uống mà còn có thể trở thành nơi làm việc lý tưởng trong những ngày hè nóng  nực...
 
Patio lãng mạn mùa hè - Archi 

Vẻ đẹp tươi tốt cho những loại cây và nét đẹp rực rỡ của hoa trong sắc nắng sẽ tạo nên một khung cảnh lãng mạn và yên ả cho góc patio nhà bạn.
 
Patio lãng mạn mùa hè - Archi 
 
Hàng rào xanh cùng những khóm hoa hồng mang lại bầu không khí ngọt ngào cho mảnh sân nhỏ sau nhà.
 
Patio lãng mạn mùa hè - Archi 

Một không gian mở với những chiếc ghế nghỉ xung quanh patio cùng đá cuội và nước... để "tiện" tạo những góc nhỏ giúp mỗi người có một không gian riêng nho nhỏ ngoài trời đáng yêu hơn.
 
Theo Archi.vn

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Nữ sinh lớp 7 mang bầu gây chấn động vùng quê yên bình


    Sự việc cháu Nguyễn Thị G. sinh năm 1998 bị đối tượng Nguyễn Văn V., 56 tuổi xâm hại khiến cháu mang thai 4 tháng đã gây chấn động cả vùng quê thuần nông Hoàng Tiến - Chí Linh - Hải Dương. Khi biết sự việc, V. đã bỏ trốn khỏi địa phương
 
Đến nay, cháu G. cũng đã qua cơn nguy kịch nhưng bi kịch về nỗi đau tinh thần thì còn mãi trong ngôi nhà vốn đã phải chịu quá nhiều bất hạnh. Chúng tôi đến Bệnh viện đa khoa Chí Linh - Hải Dương khi cháu Nguyễn Thị G. vẫn còn đang mệt mỏi nằm bẹp trên giường bệnh với nước da xanh xao đến tái nhợt.

Ở đầu giường, bà Vũ Thị Xớn, bà ngoại cháu G. ngồi đờ đẫn. Ngoài 70 tuổi, đôi mắt của người đàn bà quê mùa suốt một đời lam lũ đã không còn nhiều nước mắt để khóc cho nỗi bất hạnh đổ ập xuống đứa cháu gái bé bỏng còn chưa đủ nhận thức để hiểu điều khủng khiếp đã xảy đến với mình.
 
Cháu Nguyễn Thị G. bàng hoàng hoảng sợ khi biết tin mình có thai hơn 17 tuần. (Ảnh: A.T)
Lau nước mắt tiếp chuyện chúng tôi, bà Xớn uất nghẹn: “Khổ thân con bé. Mới hơn 10 tuổi đầu, nó đã biết cái gì đâu. Lão “dê xồm” ấy đã tính toán hết cả để hại đời con bé. Lão nghĩ rằng con bé còn nhỏ như thế chưa thể hành kinh nên sẽ không để lại hậu quả. Suốt gần 1 năm ròng, con bé bị giày vò đến độ sau khi khám cho nó, bác sĩ bảo tôi trường hợp của cháu là chưa kịp hành kinh mà trứng mới rụng lần đầu đã bị thụ thai rồi chết lưu sau đó”.

Thẫn thờ ngồi ở đầu giường bệnh của cháu, bà Xớn buồn bã kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh bất hạnh của cháu khi bố mẹ bỏ nhau, cả 2 chị em Nguyễn Thị H. và Nguyễn Thị G. được bà ngoại cưu mang nuôi dưỡng.
Không có tình yêu thương của bố lại thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, G. trở thành đứa bé côi cút, lầm lì và ít nói. “Cũng vì mưu sinh mà mẹ nó phải gửi 2 đứa cho tôi nuôi rồi chạy vạy đi xuất khẩu lao động để gửi tiền về nuôi con. Một mình tôi già cả không quản được cháu cũng nào ngờ ngay bên hàng xóm lại có kẻ ác tâm đến như vậy. Giờ mẹ nó về tôi biết ăn nói ra sao. Rồi còn cuộc đời của cháu tôi biết sẽ đi về đâu được”, chưa nói hết câu, bà Xớn lại đưa tay quệt hai dòng nước mắt đã mờ đục.
Bà Vũ Thị Xớn - bà ngoại cháu G. kể lại với phóng viên sự việc trong tâm trạng đau khổ tột cùng. (Ảnh: A.T)
 
Thấy có người lạ đến thăm, cháu G. cũng gắng gượng ngồi dậy. Dù còn mệt mỏi nhưng cháu vẫn hồn nhiên kể cho chúng tôi nghe về những gì mà trước đây đối tượng Nguyễn Văn V. đã dặn cháu phải giữ bí mật, không được để lộ cho ai biết nếu không kẻ dã tâm này sẽ làm hại đến gia đình cháu. Cháu G. kể, buổi sáng định mệnh là khi cháu mới học giữa năm lớp 6. Nhà ông V. đối diện với nhà cháu qua con đường làng, lại có vườn rộng nên cháu thường hay tha thẩn xuống đó chơi.

“Hôm đó, tự nhiên ông V. gọi cháu vào nhà, cho cháu rất nhiều kẹo rồi đóng chặt cửa lại. Cháu sợ hãi đòi về nhưng ông ấy lại cho cháu tiền và dỗ để cho ông ôm một lúc ông sẽ cho thêm. Rồi ông ấy bào cháu lên giường nằm đợi. Sau đó, cháu không hiểu sao thấy đau xé bên dưới. Cháu khóc thét thì bị ông bịt chặt miệng, ôm chặt lấy. Phải một lúc sau, ông V. mới thả cháu về, cho cháu thêm tiền và dặn cấm được nói cho ai biết”, G. mệt mỏi kể lại.

Rồi từ đó, biết G. học chiều nên hầu như sáng nào, đối tượng V. cũng dụ dỗ cháu G. xuống nhà, lúc cho tiền, lúc cho kẹo để dụ dỗ G. và rất nhiều lần thực hiện hành vi đồi bại. Khi chúng tôi hỏi lần cuối cùng, cháu bị ông V. ép quan hệ tình dục là khi nào, G. kể lại: “Hôm ấy là sáng thứ 7 (ngày 16/4 - PV), ông ấy lại gọi cháu xuống cho cháu tiền và làm chuyện đó. Thấy bụng cháu to hơn bình thường, ông ấy còn hỏi: “Sao bụng mày to thế?”. Cháu bảo cháu không biết. Ông ấy im lặng, không nói gì nữa”.
Ông Đặng Văn Tuyên (bìa Trái) và ông Đỗ Văn Chu - Phó trưởng công an xã Hoàng Tiến cho biết: " đối tượng Vinh đã bỏ trốn khỏi nhà từ khi biết tin cháu G. có bầu...".
(Ảnh: Q.Đ)
Tiếp lời cháu G, bà Xớn cho biết: “Đêm hôm đó về, nó kêu đau bụng. Tôi cứ nghĩ đau bụng giun. Rồi càng về sáng, cơn đau bụng càng dữ dội. Thấy phần kín của cháu ra máu, tôi bàng hoàng vội đưa cháu lên trạm y tế xã. Tại đây bác sĩ yêu cầu chuyển gấp lên bệnh viện thị xã Chí Linh. Các bác sĩ kết luận cháu có thai chết lưu 4 tháng mà tôi sững sờ không dám tin vào tai mình. Cũng may, các bác sĩ cấp cứu kịp thời, cháu mới giữ được tính mạng”.

Bà Xớn cũng cho biết thêm, cháu G. phải nghỉ học từ hôm đi cấp cứu đến nay. Gia đình chỉ lo sự việc vừa qua sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của cháu. Nhất là những lời dị nghị không biết cháu có vượt qua để tiếp tục theo học nữa hay không. 

Trao đổi với PV Dân Trí, ông Đặng Văn Tuyên - Phó chủ tịch UBND xã Hoàng Tiến cho biết: “Đối tượng Nguyễn Văn V. có nhiều đời vợ nhưng đều đã bỏ hết, hiện đang sống một mình. Chính vì vậy, đối tượng đã lợi dụng xâm hại cháu G. trong suốt một thời gian dài tại nhà đối tượng mà không bị ai phát hiện”.

Sau khi tiếp nhận vụ việc, Công an Hải Dương đã ký quyết định khởi tố vụ án để điều tra hành vi giao cấu với trẻ em vị thành niên đối với đối tượng liên quan là Nguyễn Văn Vinh, 56 tuổi sinh sống tại xã Hoàng Tiến, đồng thời tổ chức truy tìm đối tượng đã bỏ trốn khỏi địa phương trước đó.

Ông Tuyên cũng cho biết thêm, gia đình cháu G. là một trong những gia đình khó khăn bởi bố mẹ chia tay nhau, bố cháu đã đi lấy vợ mới còn 2 cháu được bà ngoại cưu mang từ nhỏ. “ Chuyện xẩy ra với cháu G. là trường hợp  chấn động đầu tiên của vùng quê yên bình nơi đây”.
Theo Dantri.com.vn

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Mỏ Thạch Khê, Quá trình và kết quả nghiên cứu địa chất

Mỏ quặng sắt thạch khê được phát  hiện từ năm 1960, nằm trên địa phận 3 xã Thạch Khê, Thạch Đỉnh và Thạch Hải thuộc huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 8km về phía Đông, trung tâm của mỏ cách bờ biển Đông khoảng 1,6 km. Mỏ có diện tích chủ yếu nằm ở phía đông Xã Thạch Khê nên được lấy tên của xã này.

Tọa độ địa lý khu mỏ như sau: 18°23’24’’ đến 18°25’18’’ vĩ độ bắc. 105°56’51’’ đến 105°57’57’’ kinh độ đông thuộc tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 100.000 mang ký hiệu E48-56.
Mỏ có trữ lượng quặng sắt 544 triệu tấn với hàm lượng Fe trung bình 59,2%.

Lịch sử công tác nghiên cứu địa chất Mỏ thạch khê

Trong những năm 1960 -1963 trong công tác lập bản đồ từ hàng không của Đoàn 35, dị thường từ Thạch Khê đã được phát hiện khi máy bay bay qua vùng trời Thạch Khê ở độ cao 300m. Từ đó công tác nghiên cứu địa chất vùng mỏ đươc tiến hành chi tiết dần theo thời gian và mức độ. 
Sau khi phát hiện được dị thường từ của đoàn địa chất 35, đoàn địa chất 8 (nay là Đoàn địa chất 402) tiến hành kiểm tra bản chất vật thể gây nên dị thường bằng công tác khoan, và đã phát hiện được thân quặng manhetit thạch khê.
- Để khảo sát chi tiết, năm 1963 -1964, Đoàn 8 đã tiến hành lập bản đồ đẳng từ tỉ lệ 1:10.000 trên diện tích 80km2.
- Từ năm 1965 đến năm 1969 công tác nghiên cứu địa chất vùng mỏ bị ngừng do chiến tranh chống Đế quốc Mỹ.
- Tháng 7/1969 đến tháng 12/1969 Đoàn địa chất 8 đã tiến hành thành lập bản đồ địa chất tỉ lệ 1:25.000 bằng khoan nông trên diện tích 65km2.
- Tháng 9/1971 đến cuối năm 1974 mỏ được tiến hành tìm kiếm tỉ mỉ bằng khoan máy và đánh giá trữ lượng quặng ở cấp C2
- Từ năm 1975 đến cuối năm 1978 mỏ được tiến hành thăm dò sơ bộ đánh giá trữ lượng quặng cấp C1+C2,
- Từ 1979 đến cuối năm 1980 thi công khối lượng bổ sung cho giai đoạn thăm dò sơ bộ, cuối năm 1980 đến đầu năm 1981 lập báo cáo thăm dò sơ bộ.
Trong qúa trình tiến hành thăm do sơ bộ, công tác khoan máy đã thực hiện 28645.7m/115LK, công tác ĐCCT đã lấy 1115 mẫu/44LK, công tác nghiên cứu ĐCTV chuyên môn đã thực hiện 6528.7m/44LK, ĐCTV-ĐCCT kết hợp địa chất đã thực hiện 7176.7m/24LK.
Đầu năm 1980, Hội đồng trữ lượng nhà nước đã phê chuẩn báo cáo thăm dò sơ bộ Mỏ sắt thạch khê với trữ lượng tính được 511550 nghìn tấn cấp công nghiệp, trong đó cấp C1 là 171.000 nghìn tấn và khẳng định mỏ có giá trị công nghiệp.
- Từ tháng 4/1982, Tổng cục địa chất đã phê chuẩn và giao nhiệm vụ cho Đoàn địa chất 402 (Quyết định số 140-ĐCKT ngày 15/4/1982) thi công phương án dò tỉ mỉ mỏ sắt thạch khê.
Trong quá trình tiến hành thăm do tỉ mỉ, công tác khoan máy đã thực hiện 24465.7m/175LK+15G (trong đó, khoan khống chế thân quặng: 10480m/35LK, Khoan ĐCTV – ĐCCT: 7860m/74LK). Công tác nghiên cứu ĐCTV gồm: ĐCTV chuyên môn là 4201.27m/75 (60LK+15G), ĐCTV chuyên môn kết hợp ĐCCT: 2755.5m/17LK. Công tác ĐCCT đã lấy 755 mẫu/40LK.
Đến cuối năm 1984 công tác thăm dò tỉ mỉ hoàn thành, từ tháng 8 - 12/1984 lập báo cáo thăm dò tỉ mỉ.
Ngày 12/4/1985, Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản có Quyết định số 153/QĐHĐ phê chuẩn “Báo cáo địa chất về kết quả thăm dò tỉ mỉ mỏ sắt thạch khê – Nghệ tĩnh”.
Theo đó: Trữ lượng toàn mỏ là 544.080,1 nghìn tấn, chi tiết:
m 2008, căn cứ Quyết định số 06/QĐ-BTNMT ngày 07/6/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn; kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng, cấp tài nguyên tại Quyết định số 46/QĐ-HĐTL/CĐ ngày 02/4/2008 của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản như sau:
Ngày 24/02/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 222/GP-BTNMT, theo đó cho phép Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê khai thác quặng sắt bằng phương pháp lộ thiên tại mỏ Thạch Khê thuộc các xã: Thạch Hải, Thạch Đỉnh và Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh với diện tích khu vực khai thác: 527,0 ha, thuộc tờ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 số hiệu E-48-44-B, cốt sâu được phép khai thác: -550m.

                                                                 Theo website của Cty cổ phần Sắt Thạch Khê

Phát lộ vỉa quặng thứ 2 tại mỏ sắt Thạch Khê

Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) Hà Tĩnh vừa cho biết, Xí nghiệp khai thác mỏ Sắt Thạch Khê thuộc đơn vị và Công ty CP Than cọc 6 vừa phát lộ thêm vỉa quặng sắt thứ 2 tại mỏ Thạch Khê với trữ lượng khá lớn.
Theo các kỹ sư của TIC, vỉa quặng sắt phát lộ lần này được phân bố dàn đều trên phạm vi gần 1 ha trong khu vực khai trường lòng moong mỏ, cách mặt đất -22m và -18m so với mực nước biển. Đặc biệt, trữ lượng vỉa quặng sắt có thể lên tới từ 700.000 - 800.000 tấn, với hàm lượng sắt đạt khoảng 62%.
Hà Tĩnh: Phát lộ vỉa quặng thứ 2 tại mỏ sắt Thạch Khê
Vỉa quặng sắt thứ 2 vừa phát lộ tại mỏ Thạch Khê (Thạch Hà)
Trước đó, từ ngày 21 - 22/3/2010, cũng tại khu vực khai trường mỏ sắt quặng Thạch Khê, các liên danh nhà thầu trong quá trình triển khai bóc đất, cát tầng phủ ở toạ độ X2045715,34 – X543920,316, cao độ E -8,8m cũng đã phát hiện vỉa quặng sắt đầu tiên trên phạm vi 200m2.
Được biết, đến nay, 5 đơn vị liên danh nhà thầu gồm: Công ty CP Than cọc 6, Hà Tu, Núi Béo, Xí nghiệp khai thác của Công ty CP sắt Thạch Khê, Xí nghiệp khai thác thuộc Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh đã bóc, tách thành công gần 10 triệu m3 đất, cát, ở độ sâu -24m so với mực nước biển và -30m so với mặt đất, trên phạm vi khoảng 90 ha.
Hà Tĩnh: Phát lộ vỉa quặng thứ 2 tại mỏ sắt Thạch Khê
Hàng chục chiếc xe trọng tải lớn tập trung bóc, vận chuyển đất tầng phủ mỏ sắt Thạch Khê
Các đơn vị này đang tập trung bóc, tách phần đất cát còn lại để cuối năm 2011 này hoàn thành việc bóc xong đất tầng phủ…
                                                                                                               Theo HaTinh Online

Xã Thạch Khê ngang nhiên lập trạm barie ngăn đường thu phí

      Tuyến đường kênh N9 nối liền các xã Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Trị và Thạch Hội được chọn làm đường công vụ của Dự án đường ven biển Thạch Khê - Vũng Áng. Thế nhưng, hơn 1 tháng nay, chính quyền xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) lại ngang nhiên lập trạm barie để thu phí đối với các phương tiện qua lại, gây bức xúc cho các đơn vị thi công và nhân dân.

Theo cam kết của BQL DA xây dựng và phát triển giao thông Hà Tĩnh, sau khi công trình đường ven biển Thạch Khê - Vũng Áng hoàn thành, các đơn vị thi công sẽ hoàn trả lại bằng bê tông nhựa (dù trước khi lấy làm đường công vụ thì tuyến đường này chỉ là đường đất).

Trong quá trình sử dụng tuyến đường này để vận chuyển nguyên vật liệu, các đơn vị thi công có trách nhiệm đảm bảo môi sinh, môi trường cho nhân dân sống 2 bên tuyến và duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo ATGT cho người và phương tiện tham gia trên tuyến đường này.

Theo đó, Công ty Xây dựng 185 - Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) có nhiệm vụ tưới nước trên tuyến nhằm hạn chế bụi trong mùa khô, liên doanh Công ty Sông Đà 25 và 27 đảm nhận việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên như san lấp ổ gà, dắm vá, bù lề khi bị sụt lún.
Xã Thạch Khê ngang nhiên lập trạm barie ngăn đường thu phí
Việc lập trạm barie để thu phí của xã Thạch Khê (Thạch Hà) đang gây bất bình cho các đơn vị thi công và người dân
Đại diện Công ty Xây dựng 185 - ông Dương Trọng Quân cho biết: Từ khi triển khai thi công đường ven biển, chúng tôi thực hiện đúng cam kết với BQL DA cũng như chính quyền địa phương, nhưng không hiểu vì lý do gì xã Thạch Khê lại lập barie và giao cho lực lượng Công an xã thu phí mỗi xe của đơn vị thi công 10.000đồng/lượt và 5.000đồng/lượt đối với tất cả các xe vận tải nhỏ của người dân khi đi qua tuyến đường này mà không hề có bất cứ loại giất tờ nào như biên lai, phiếu thu... Không hiểu số tiền này xã thu để sử dụng vào mục đích gì? Nếu như thu phí từ đường thì theo nguyên tắc là phải tái đầu tư lại cho tuyến đường chẳng hạn như dắm vá ổ gà, tưới nước giảm bụi... nhưng đằng này xã lại không hề thực hiện những việc này.

Cũng theo ông Quân, do những tháng cuối năm 2010 và quý I/2011 thời tiết mưa nhiều, hầu hết đơn vị thi công đường ven biển không triển khai được nên việc duy tu bảo dưỡng tuyến đường công vụ này không được chú trọng. Vì thế, xã Thạch Khê mới bức xúc và cho lập barie ngăn xe và thu phí như vậy.

Được biết, trung bình mỗi ngày có từ 60-70 lượt xe của các đơn vị thi công chạy trên tuyến và hàng chục lượt xe vận tải nhỏ của các xã lân cận qua lại, đồng nghĩa với việc xã Thạch Khê thu khoảng 1,5 triệu đồng trong khi không hề triển khai tưới nước giảm bụi và duy tu bảo dưỡng trên tuyến đường này. Vậy số tiền thu được xã Thạch Khê sử dụng vào mục đích gì?

Các công an viên trực gác tại đây cho biết: Số tiền thu được, chúng tôi mang về nộp cho xã. Xã đã cho đấu thầu trạm barie này và người trúng thầu là anh Tam (nhà gần trạm). Theo đó, mỗi tháng anh Tam nộp lại cho xã 8.002.000 đồng, còn dư bao nhiêu thì anh Tam được hưởng.

Trao đổi về vấn đề này, ông Dương Đình Tiến - Chủ tịch UBND xã Thạch Khê phân bua: Chúng tôi làm như vậy là dựa trên văn bản chỉ đạo của huyện về việc ngăn xe quá tải chạy trên các tuyến đường dân. Hơn nữa, do người dân phản ánh lên xã và sắp đến thời điểm bầu cử nên chúng tôi mới giao cho lực lượng Công an xã lập trạm barie mục đích là để ngăn xe quá tải làm hư đường chứ thực ra không phải để thu phí. Việc thu phí là do anh em Công an tự thu để trả công cho người gác trạm và chi trả tiền điện cho việc tưới nước ở khu vực ngã ba đông dân cư.

Chỉ để trả tiền gác trạm barie và tưới nước đoạn ngã ba khu vực đông dân cư khoảng 50m mà mỗi ngày hết gần 1,5 triệu đồng tiền thu từ các xe qua trạm thì hết sức vô lý nhưng đó là cách lý giải của ông Chủ tịch xã Thạch Khê.

Được biết, tuyến đường kênh N9 không nằm trong đường liên xã mà UBND huyện Thạch Hà đưa vào diện cấm xe quá tải. Hơn nữa, các đơn vị thi công đã thực hiện đúng các cam kết về đảm bảo môi sinh, môi trường, tu sửa thường xuyên đảm bảo ATGT.

Việc xã Thạch Khê cố tình lập barie để thu phí là trái pháp luật và ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án đường ven biển Thạch Khê - Vũng Áng.
                                                                                                                           Theo HaTinhOnline

Đại dự án sắt Thạch Khê đang kẹt vốn

            Sáng nay (13/4), Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp đặc biệt về việc tái cơ cấu tỷ lệ góp vốn của Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC), chủ đầu tư của đại dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê tại Hà Tĩnh.

     Lý do của cuộc họp này là nhiều cổ đông của TIC đã không thực hiện việc góp vốn theo lộ trình đã cam kết, khiến tiến độ thực hiện dự án bị đe dọa.

   TIC ra đời cách đây gần 4 năm, với vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng. Mục tiêu của công ty là đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê để cung cấp quặng sắt trước hết cho nhu cầu luyện thép ở trong nước và dành một phần xuất khẩu, sau đó sẽ đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy luyện phôi thép, với công suất ban đầu 2 triệu tấn/năm và tiếp tục mở rộng khi có điều kiện thuận lợi.

    TIC có 9 cổ đông chính, gồm Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (chiếm 30%); Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (24%), Tổng công ty Thép Việt Nam (20%); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (4%), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (5%), Tổng công ty Sông Đà (5%), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (5%), Công ty TNHH Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Minh (4%) và Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long (3%).

Đáng chú ý là trong số này, ngoài Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) gặp khủng hoảng và không thể góp vốn, một số cổ đông khác cũng “quên” nghĩa vụ của mình.

   Trong năm 2010, các cổ đông đã không đóng góp 1.300 tỷ đồng vốn góp theo cam kết, mà chỉ góp được 221,5 tỷ đồng còn thiếu của năm 2009 để thực hiện dự án.

   Trong khi đó, cuối năm 2010, TIC đã ký hợp đồng lập thiết kế kỹ thuật và dự toán dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê với liên danh các nhà thầu, gồm Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - TKV (VIMCC), Viện Khoa học và Công nghệ mỏ luyện kim (VIMLUKI) và Viện Mỏ VIOGEM (Nga) với tổng giá trị hợp đồng xấp xỉ 63 tỷ đồng.

   Tuy nhiên, theo ông Hồ Đức Bình, Tổng giám đốc TIC, thì việc các cổ đông không góp vốn đúng cam kết đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch hoạt động của công ty này.

   Hội đồng Quản trị TIC đã họp ngày 28/11/2010, thống nhất giao Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng giám giám đốc làm văn bản trình Bộ công thương và Thủ tướng chính phủ xin ý kiến chỉ đạo về việc tái cơ cấu cổ đông của Công ty theo qui định hiện hành.

   Trao đổi với VnEconomy ngay sau cuộc họp của Bộ Công Thương, ông Bình cho biết việc các cổ đông không thực hiện nghĩa vụ đóng góp vốn và góp không đầy đủ đã dẫn đến việc công ty không có vốn để hoạt động, và cũng không thể vay được vốn ngân hàng.

   Đồng thời, việc triển khai kéo dài cũng làm cho số nợ của công ty tăng lên, và công ty cũng “khó ăn khó nói” với tỉnh Hà Tĩnh một khi triển khai dự án không đúng tiến độ.

   Vẫn theo ông Bình, Hội đồng Quản trị TIC sẽ họp bất thường và dự kiến sẽ ra hạn cuối cùng là ngày 30/5 tới để các cổ đông góp vốn theo cam kết, nếu cổ đông không đóng góp thì sẽ tiến hành cơ cấu lại vốn theo hướng ưu tiên cho các cổ đông hiện hữu được tăng vốn, hoặc kêu gọi thêm vốn góp từ các cổ đông mới.

  Tuy nhiên, TIC và tỉnh Hà Tĩnh vẫn quyết tâm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để thúc đẩy dự án theo kế hoạch. “Chúng tôi đã đầu tư tổng cộng 700 tỷ đồng vào dự án này, nên giờ đây không thể dừng lại được”, ông Bình nói.
   Mỏ Thạch Khê được xem là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được phát hiện từ năm 1960, với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn. Mỏ nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 8 km về phía Đông Bắc, cách bờ biển Đông 1,6 km và cách cảng Vũng Áng 66 km. Theo đánh giá, tổng sản lượng quặng khai thác từ mỏ Thạch Khê có thể đạt mức 370 - 400 triệu tấn. Thời gian đầu có thể khai thác 10 - 15 triệu tấn/năm và tăng lên trong những năm tiếp theo.
                                                                                                                         www.stockbiz.vn